Nhiều trẻ khuyết tật đã được chữa khỏi và phát triển bình thường

Theo Tổng cục Thống kê về điều tra quốc gia Người khuyết tật Việt Nam ước tính Việt Nam có khoảng 1,2 trẻ em khuyết tật độ tuổi 0-17 (chiếm 3,1% trẻ trong độ tuổi này), trong đó trẻ dưới 6 tuổi có tỷ lệ khuyết tật (chiếm 1,39% trẻ cùng độ tuổi). Loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em trong điều tra tại cộng đồng là khuyết tật về vận động chiếm 22,4% và khuyết tật về nói chiếm 21,4% tổng số trẻ khuyết tật.

Cần phát hiện, can thiệp sớm nhằm giảm thiểu khuyết tật ở trẻ em.

Nguyên nhân chính của tình trạng khuyết tật ở trẻ em là do khuyết tật bẩm sinh (chiếm 55%-64,6%) và do bệnh tật (chiếm 23,5%-29,1%). Cụ thể, nguyên nhân khuyết tật ở trẻ em có thể phụ thuộc 3 giai đoạn, gồm giai đoạn trước sinh, trong sinh và sau sinh. Trong giai đoạn trước sinh, người mẹ mang thai nếu mắc các bệnh lý virus, ngộ độc thai, tiểu đường, chấn thương… có thể trẻ bị khuyết tật sau sinh.

Các nguyên nhân khiến trẻ gặp khuyết tật tại giai đoạn trong sinh có thể là can thiệp sản khoa (mổ sinh, kích thích sinh…). Các yếu tố khác bao gồm sinh non (dưới 37 tuần), thiếu ô xy não, nhẹ cân (dưới 2,5kg) và vàng da nhân não do bất đồng nhóm máu.

Các vấn đề thường gặp sau sinh khiến trẻ gặp nguy cơ lớn là chấn thương sọ não, chảy máu não, nhiễm trùng thần kinh, suy hô hấp, phơi nhiễm các yếu tố môi trường độc hại, hóa chất, thuốc trừ sâu, kim loại nặng. Sốt co giật cũng là yếu tố nguy cơ. Bên cạnh đó, trong hướng dẫn của Bộ Y tế, khuyết tật có thể do một hoặc nhiều yếu tố nguyên nhân gây nên. Nhưng cũng có nhiều trẻ bị khuyết tật mà không rõ nguyên nhân.

Cũng theo Bộ Y tế, trẻ khuyết tật thường tự ti về tình trạng của mình, cũng như việc không được đối xử bình đẳng trong gia đình và ngoài xã hội. Do đó, phát hiện và can thiệp sớm có tác động tích cực tới trẻ và gia đình, tạo cơ hội cho các em hội nhập xã hội, có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong thực tế, khi được phát hiện và can thiệp sớm, nhiều trẻ đã phục hồi tốt và trở thành trẻ bình thường, ví dụ trẻ bị bàn chân khoèo hoặc trật khớp háng bẩm sinh, trẻ tự kỷ nhẹ có chỉ số IQ bình thường. Một số trẻ khuyết tật khác cũng có thể phát triển các kỹ năng gần như trẻ bình thường, như trẻ chậm phát triển vận động, ngôn ngữ so với tuổi; bại não liệt nửa người hoặc hai chân mức độ nhẹ.

Nhờ can thiệp sớm, cha mẹ có kỹ năng xử trí với các vấn đề của trẻ, tăng cường tương tác trẻ – cha mẹ…Thêm vào đó, can thiệp sớm khiến cha mẹ tiếp cận thông tin tốt hơn về: Chẩn đoán, nguyên nhân khuyết tật, hiểu biết về sự phát triển bình thường của trẻ, hệ thống cung cấp dịch vụ hiện có và làm thế nào để kích thích sự phát triển đang bị chậm hoặc rối loạn của trẻ.

Can thiệp sớm giúp anh chị em ruột có thái độ, hành vi đúng mực với các vấn đề của trẻ; đảm bảo gia đình (ông bà, chú bác, cô dì…) sẽ tham gia mạng lưới và hệ thống, cùng phối hợp đối phó với các khó khăn của trẻ đồng thời làm nhẹ gánh nặng cho gia đình thông qua các hoạt động trợ giúp gia đình, chăm sóc trẻ…

Theo các chuyên gia, trẻ bị khuyết tật là một tình trạng thần kinh phức tạp bao gồm những khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp kết hợp với hành vi cứng nhắc, lặp đi lặp lại. Bởi vậy, việc nuôi lớn một trẻ khỏe mạnh đã khó, đồng hành cùng một đứa trẻ mắc khuyết tật với nhiều khác biệt lại càng khó khăn hơn.

Con đường để trẻ khuyết tật hòa nhập với cộng đồng là một chặng đường không đơn giản. Điều đầu tiên và quan trọng để biến trẻ khuyết tật thành những đứa bé bình thường là những người xung quanh nên tránh sự kì thị với trẻ. Bên cạnh đó, cần sự phối hợp, liên hệ mật thiết giữa phụ huynh và nhà trường trong phương pháp giáo dục trẻ để đẩy nhanh quá trình, giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

Posted in: Uncategorized

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lễ tôn vinh trí thức tiêu biểu của Tổng hội Y học Việt Nam lần thứ ba

Phát biểu tại buổi lễ, PGS,TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, Lễ tôn vinh trí thức tiêu biểu của Tổng hội Y học Việt Nam được tổ chức 2 năm một lần, bắt đầu từ năm 2019. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân văn rất lớn trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trí thức.

Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam Nguyễn Thị Xuyên phát biểu tại buổi lễ.

Đồng thời thể hiện sự quan tâm, coi trọng, ghi nhận của Tổng hội Y học Việt Nam đối với trí thức có nhiều thành tích trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, có nhiều đóng góp tiêu biểu, xuất sắc trong các hoạt động của Tổng hội, đặc biệt là đóng góp trong phòng, chống dịch , góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức của Tổng hội y học Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Năm 2023, có 61 trí thức tiêu biểu được tôn vinh, đó là những cá nhân hoạt động trong hệ thống Tổng hội Y học Việt Nam từ 5 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của Tổng hội và có nhiều đóng góp cho việc xây dựng và phát triển Tổng hội Y học Việt Nam. Trí thức Ngành y tế là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, Thạc sĩ điều dưỡng đã được công nhận một trong các Danh hiệu vinh dự cấp Nhà nước như: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Thầy thuốc Nhân dân , Nhà giáo Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú, Nhà giáo Ưu tú và các danh hiệu cao quý khác của Nhà nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. 

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại buổi lễ.

Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; đổi mới hệ thống y tế, đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả. Các chỉ số sức khỏe, tuổi thọ bình quân được cải thiện, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh, có được những kết quả đó, Bộ Y tế đánh giá cao và biểu dương, ghi nhận những thành tích, đóng góp của Tổng hội Y học Việt Nam, của các tầng lớp trí thức ngành y, các Hội viên của Tổng hội trong việc triển khai nhiều hoạt động đạt nhiều kết quả quan trọng trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, tham gia các hoạt động phòng chống COVID-19; tích cực tham gia công tác tư vấn, phản biện xã hội; tổ chức các lớp tập huấn về y đức, y nghiệp, xử trí các sự cố y khoa, phối hợp với các hội chuyên khoa tổ chức đào tạo lại và các hội nghị khoa học để cập nhật kiến thức y khoa cho các hội viên…

 Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến trao chứng nhận tôn vinh trí thức tiêu biểu cho các đại biểu tại buổi lễ.

Dịp này, Tổng hội Y học Việt Nam cũng ra mắt Từ điển Bách khoa y học Việt Nam. Phát biểu tại lễ ra mắt Từ điển, GS,TS Lê Gia Vinh- Phó trưởng ban Biên tập Từ điển Bách khoa Y học Việt Nam chia sẻ, Từ điển này là dạng từ điển khái niệm; nghĩa là không những giải thích mục từ mà còn nêu lên cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng, điều trị, dự phòng nếu thuộc các mục từ bệnh học; còn những mục từ thuộc chuyên ngành cơ sở, xét nghiệm thì giải thích và nêu các ứng dụng vào thực tiễn, để việc sử dụng đạt được hiệu quả cao nhất, phục vụ không những cho cán bộ y tế mà còn cả cho quần chúng nhân dân có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo. GS,TS Lê Gia Vinh hy vọng cuốn Từ điển Bách khoa Y học Việt Nam do các nhà khoa học tham gia biên soạn với chất lượng cao sẽ giúp cho việc chuẩn hóa thuật ngữ, tra cứu, tham khảo, ứng dụng, đào tạo, nâng cao kiến thức y học để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân nhân dân.
 

Posted in: Uncategorized

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *