Ngày 3/12 hằng năm là Ngày quốc tế Người khuyết tật

Vào ngày mai 3/12/2021 là ngày quốc tế người khuyết tật. Vào năm 1992, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố cử hành Ngày Quốc tế người khuyết tật hàng năm, nhằm cổ vũ quyền và hạnh phúc của người khuyết tật trong mọi lĩnh vực xã hội và sự phát triển, đồng thời nâng cao nhận thức về tình trạng của người khuyết tật trong mọi khía cạnh chính trị, xã hội, đời sống kinh tế và văn hóa.

Ngày quốc tế người khuyết tật là ngày lễ quốc tế, được tổ chức vào ngày 3/12 hàng năm để thúc đẩy sự hiểu cho người dân về vấn đề khuyết tật đồng thời kêu gọi tài trợ vật chất, tinh thần để người khuyết tật tự tin, tích cực tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ngày 22/10/2007, Việt Nam đã ký công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và trở thành nước thứ 118 tuân thủ các quy định trong công ước này. 

Ngày quốc tế người khuyết tật 3 12 được tổ chức với ý nghĩa như sau:

– Công nhận những nỗ lực, thành tựu của người khuyết tật trên toàn thế giới

– Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về quyền được tham gia, hòa nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

– Chia sẻ kỹ năng sống, đào tạo việc làm, huy động sự hỗ trợ vật chất, tinh thần từ người dân, các cấp đoàn thể để người khuyết tật vượt qua tự ti, rào cản và tích cực tham gia vào các mặt, lĩnh vực của đời sống.

Vào ngày 3/12, để hưởng ứng ngày quốc tế về người khuyết tật, các bạn có thể thực hiện các hành động sau:

– Biên tập khẩu hiệu, đề cương tuyên truyền ngày quốc tế người khuyết tật và chia sẻ bài phát biểu nhân ngày quốc tế người quốc tật lên MXH để bạn bè, người thân biết thêm về ngày lễ ngày.

– Tham gia các hoạt động tình nguyện, tổ chức các chuyến thăm nom, dạy nghề miễn phí để người khuyết tật có cơ hội học nghề, tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo thu nhập vững chắc để nuôi sống bản thân và hòa nhập với xã hội.

Vào thời gian này, nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam có nhiều hoạt động hướng về những người khuyết tật với sự đồng cảm và chia sẻ.

Hôm 25/11, Toà Thánh Vatican cũng đang phát động chương trình dành cho người khuyết tật bằng cách phát hành các video, với mục đích chỉ ra những đóng góp mà người khuyết tật có thể thực hiện cho cộng đoàn Giáo hội trong cuộc sống thường ngày như: Hoạt động loan báo Tin Mừng của một số bạn trẻ khiếm thính ở Mexicô; Đan viện ở Pháp với một số nữ tu mắc hội chứng Down; Một nhóm bạn trẻ Ý bị thiểu năng trí tuệ tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới. Đây chỉ là một số ví dụ về một thực tế rộng lớn hơn mà chiến dịch dự định bắt đầu chỉ ra.

Posted in: Uncategorized

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

TP.HCM: Thí điểm tổ chức dạy học trực tiếp từ 13/12

Để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường, UBND TP.HCM yêu cầu các trường tổ chức họp phụ huynh, triển khai các vấn đề cần lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc, tổ chức cho học sinh học trực tiếp tại trường trước ngày 5/12 – Ảnh minh họa. 

Thí điểm học trực tiếp từ 13/12 – 25/12

Thời gian cụ thể, giai đoạn từ ngày 1/12 – 25/12, thí điểm tổ chức dạy học trực tiếp (2 tuần) đối với tất cả học sinh lớp 1, lớp 9 và lớp 12. Từ tuần thứ 2, sẽ bắt đầu đón trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường.  Đối với huyện Cần Giờ, Trường Mầm non Thạnh An, Trường Tiểu học Thạnh An, Trường THCS-THPT Thạnh An học trực tiếp ở tất cả các khối lớp từ ngày 13/12. 

Giai đoạn từ ngày 27/12, UBND TP.HCM yêu cầu tổ chức hội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm 2 tuần dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục (giai đoạn từ ngày 13/12 -25/12). Căn cứ kết quả tổ chức dạy và học sau 2 tuần và tình hình dịch COVID-19, Sở GDĐT phối hợp Sở Y tế tham mưu UBND TP.HCM xem xét và quyết định việc tiếp tục, mở rộng dân đối tượng hoặc tổ chức dạy học trực tiếp toàn Thành phố từ ngày 3/1/2022. 

Đảm bảo công tác chuẩn bị trước khi học sinh trở lại trường

Để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường, UBND TP.HCM yêu cầu các trường tổ chức họp phụ huynh, triển khai các vấn đề cần lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc, tổ chức cho học sinh học trực tiếp tại trường trước ngày 5/12.  Vào ngày 8/12 sẽ tổ chức tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác phòng chống dịch trong tình hình mới; Tổ chức sinh hoạt hướng dẫn công tác an toàn cho học sinh khi trở lại trường học trực tiếp ngày 10/12. 

Với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, quan điểm tổ chức là thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP và Quyết định số 3900/QÐ-UBND; đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp tại các cơ sở giáo dục phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 của từng địa phương. 

Tổ chức dạy học trực tiếp học sinh ở một số khối lớp để cơ sở giáo dục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Sau đó, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi tổ chức dạy học trực tiếp đại trà. UBND ưu tiên đối với các cơ sở giáo dục đáp ứng được các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực và có kế hoạch cho học sinh đi học trực tiếp hoàn chỉnh. 

Nguyên tắc tổ chức UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện ban hành kế hoạch và quyết định việc tổ chức dạy học trực tiếp, chuyển trạng thái hoạt động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Cơ sở giáo dục có cấp học THPT hoạt động theo cấp độ dịch của TP.HCM, các cơ sở giáo dục còn lại hoạt động theo cấp độ dịch của TP. Thủ Đức hoặc quận, huyện nơi trường trú đóng. Ưu tiên tổ chức dąy học trực tiếp trước ở những cơ sở giáo dục có điều kiện cơ sở vật chất tốt, đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. 

Cơ sở giáo dục chuyển trạng thái tổ chức dạy học theo cấp độ dịch được công bố vào sáng thứ hai hàng tuần do UBND TPHCM công bố theo quy định. Cơ sở giáo dục phải được đánh giá công tác an toàn trường học theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với cơ sở giáo dục trước khi tổ chức dạy học trực tiếp và được kiểm tra thường xuyên trong quá trình dạy học trực tiếp. 

Đối với cá nhân tham gia dạy và học trực tiếp là các cá nhân không thuộc diện phải cách ly y tế để phòng chống dịch. Đối với học sinh, giáo viên đến từ vùng đỏ thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của y tế. 

UBND TP.HCM yêu cầu việc tổ chức dạy học trực tiếp cần đảm bảo an toàn, phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 khi tổ chức hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp tại các cơ sở giáo dục. Tận dụng tối đa khoảng thời gian học trực tiếp ở những địa phương, những cơ sở giáo dục đủ điều kiện về an toàn phòng, chống COVID-19 nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và giúp ổn định xã hội. Hỗ trợ cơ sở giáo dục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong hoạt động GDĐT.

Posted in: Uncategorized

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *