Tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu ở trẻ em trong đại dịch ngày càng gia tăng

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 8/2021 trên JAMA Pediatrics dựa trên việc khảo sát 80.879 trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn cầu cho thấy số trẻ em phải trải qua triệu chứng trầm cảm và lo âu lần lượt là 25,2% và 20,5%. Tỷ lệ này đã tăng cao gấp đôi so với trước đại dịch. Trên thế giới, sự gia tăng số ca nhập viện vì các vấn đề sức khỏe tâm thần tại các bệnh viện nhi được ghi nhận là tăng 100%.

Tháng 10 vừa qua, trong báo cáo “Tình hình Trẻ em Thế giới 2021” của  UNICEF, ước tính cứ 7 em  thì có hơn 1 trẻ vị thành niên từ 10-19 tuổi trên toàn cầu đã bị chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần. Mỗi năm có gần 46.000 trẻ vị thành niên tử vong do tự tử, khiến đây trở thành một trong năm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi này.

Ảnh minh hoạ

Theo GS.TS  Cao Tiến Đức (Bệnh viện 103), không khó để nhận ra  một trẻ đang gặp rối loạn tâm lý, như hay cáu kỉnh, chán ăn, hay gặp ác mộng, sợ bóng tối, sợ ở một mình, kém tập trung trong học tập, dễ tăng xung động…

Đơn cử như vừa qua, môt bé trai lớp 6 nhảy lầu tự tử vì đạt điểm thi chưa cao khi nhà trường tổ chức thi trực tuyến. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những hệ lụy có thể xảy đến khi trẻ gặp các vấn đề tâm lý mà chưa nhận được sự quan tâm, lắng nghe, tâm sự, chia sẻ kịp thời của các bậc phụ huynh.

Thầy Nguyễn Quốc Bình cho rằng, trong bối cảnh trẻ đang chịu nhiều áp lực, các thầy cô và các bậc phụ huynh không nên kỳ vọng quá cao về thành tích của trẻ, mà cần có sự trao đổi, động viên kịp thời, giúp trẻ tìm kiếm niềm vui, động lực học tập.

Ngoài ra, chế độ ăn uống, dinh dưỡng của trẻ cũng cần phải được chú ý. Cùng với đó, phụ huynh cũng cần tạo điều kiện để trẻ vận động, tham gia các hoạt động, trò chơi giải trí phù hợp trong điều kiện dịch bệnh.

Posted in: Uncategorized

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *