Các trường học phải công khai các khoản học phí

Bộ GD&ĐT công bố Thông tư số 09/2024/TT-BGDĐT quy định công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm tăng tính minh bạch các cam kết có liên quan của cơ sở giáo dục để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, người học, gia đình người học và xã hội biết, tham gia giám sát hoạt động của cơ sở giáo dục. Thông tư áp dụng từ ngày 19/7/2024.

Điểm mới của Thông tư 09 thay thế Thông tư 36 là được bố cục lại theo hướng tường minh, rõ và gọn hơn, với nội dung công khai gồm 2 phần: phần công khai chung đối với các cơ sở giáo dục và phần công khai riêng đối với từng cấp bậc học; giảm tối đa các biểu mẫu bắt buộc cơ sở giáo dục phải kê khai (từ 21 phụ lục giảm còn 2 phụ lục trong báo cáo thường niên). Để tránh chồng chéo trong việc thực hiện công khai của cơ sở giáo dục, Thông tư 09 chỉ quy định nội dung, cách thức, thời điểm công khai và nguyên tắc công khai để cơ sở giáo dục chủ động xây dựng thông tin theo chủ đề tương thích với cấu trúc của trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục.

Cơ sở vật chất phải công khai cơ sở vật chất, các khoản thu học phí, lệ phí (Ảnh: Giáo dục.net)

Đặc biệt, theo Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT, thời gian công khai trên cổng thông tin điện tử tối thiểu là 05 năm kể từ ngày công bố công khai. Thời gian niêm yết công khai (đối với cơ sở giáo dục mầm non; trường, lớp dành cho người khuyết tật chưa có cổng thông tin điện tử tối thiểu là 90 ngày và sau khi niêm yết phải lưu giữ tài liệu công khai để bảo đảm cho việc tiếp cận thông tin tối thiểu là 05 năm kể từ ngày niêm yết). Ngoài ra các cơ sở giáo dục còn cần phải thực hiện công khai theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. 

Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 19/7/2024.

Posted in: Uncategorized

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Lối giao thông cho người khuyết tật đang bị lạm dụng, lãng phí

Trong quá trình xây dựng đường giao thông nội đô và các công trình công cộng, việc dành lối đi cho người sử dụng xe lăn đã được Nhà nước, các đơn vị địa phương quan tâm. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận tại TP. Bắc Giang, trên các tuyến đường chính, lối đi dành riêng cho người sử dụng xe lăn được lát gạch màu vàng nhưng lại thường xuyên bị ô tô, xe máy đậu đỗ chắn ngang, gây khó khăn cho việc di chuyển. Việc này không chỉ gây xâm phạm đến quyền lợi của người khuyết tật mà còn tạo ra sự lãng phí tài nguyên và công sức đã bỏ ra trong việc xây dựng lối đi này. 

Tại đường Quang Trung, thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) cũng đang được sửa sang và có lối đi dành cho xe lăn. Tuy nhiên, tại nhiều điểm, lối đi này không được bố trí xây dựng một cách đồng bộ, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Trong quá trình thi công lát gạch vỉa hè, đã xuất hiện những vấn đề bất cập như lối đi dành riêng cho người sử dụng xe lăn lại đâm thẳng vào cột điện, gạch vàng được lát dưới bậc thềm nhà dân, bậc thềm nhô ra lấn đường. Điều này cho thấy thiếu sự phối hợp giữa đơn vị thi công và đơn vị thiết kế, làm mất mỹ quan đô thị cũng như không phát huy đúng mục đích của việc xây dựng làn đường.

Bậc thềm nhà dân xây nhô ra, lấn nửa làn đường dành cho người sử dụng xe lăn gây khó khăn di chuyển

(Ảnh: Báo Bắc Giang)

Vấn đề lối đi dành cho người sử dụng xe lăn bị xâm phạm và gây lãng phí là việc cần được giải quyết một cách cụ thể. Bên cạnh đó điều này đòi hỏi sự tăng cường nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc đảm bảo lối đi cho người khuyết tật cũng như sự hợp tác chặt chẽ từ tất cả các bên liên quan. Việc tiến hành kiểm tra và giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công là cần thiết để phát hiện và khắc phục các bất cập ngay từ giai đoạn đầu.

Posted in: Uncategorized

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *